Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Đức Phổ (23/3/1975 – 23/3/2025) và 5 năm thành lập thị xã Đức Phổ (2020 – 2025)
Các bài báo giới thiệu chương trình
Lễ hội kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 – 2024)
Các bài báo của chương trình:
ĐẰNG SAU CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĂN KHÁCH
Sau khi rời khỏi Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh, đạo diễn Hoàng Duẩn được mời về cộng tác cho đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong vai trò tác giả và đạo diễn của mục Siêu thị cười, Chuyện bốn mùa rất được khán giả yêu mến.

Hai tiếng rưỡi cuốn hút của vở kịch về Tả quân Lê Văn Duyệt
Lăng Ông Bà Chiểu thờ Đức Ông Lê Văn Duyệt là một minh chứng cho tấm lòng người dân Sài Gòn – Gia Định đối với vị khai quốc công thần. Lê Văn Duyệt luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật để mỗi người dân TP.HCM hôm nay nhớ lại lịch sử, ghi thấm ơn người.
Đó cũng là lý do để Nhà hát IDECAF cho ra mắt vở kịch sử Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt – người mang 9 án tử (tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn Hoàng Duẩn). Vở sẽ công diễn hằng tuần từ ngày 10.4.
Tái hiện một thời kỳ lịch sử
Vở kịch đã tái hiện chân thực một thời kỳ lịch sử mà Lê Văn Duyệt gắn bó với đất Gia Định, một cuộc chiến chống tiêu cực mà Lê Văn Duyệt mạnh mẽ lao vào không sợ “vùng cấm”.

H.K
Lúc vua Gia Long lập quốc, Lê Văn Duyệt là cánh tay đắc lực của vua, đã xông pha trận mạc giúp vua lên ngôi. Khi chiến tranh kết thúc, ông lại giữ chức Tổng trấn thành Gia Định giúp dân sống bình yên và thịnh vượng, chưa kể giúp cả vua Chân Lạp khỏi sự quấy nhiễu của quân Xiêm La. Ông được dân kính trọng và vô cùng yêu mến. Gia Long mất, Minh Mạng lên nối ngôi đã rút Lê Văn Duyệt về Phú Xuân phò tá tân vương, một phần cũng là hãm bớt thế lực của ông vì sợ “con hổ đất phương Nam” sẽ đe dọa ngai vàng.
Nhưng khi vắng Lê Văn Duyệt, thành Gia Định trở nên bất an, trộm cướp lộng hành, quan lại thì đàn áp, bóc lột dân chúng, người dân lại đệ đơn xin vua cho Lê Văn Duyệt trở về như xưa. Vua Minh Mạng đành chấp thuận cho Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn lần nữa, bên cạnh đó ra lệnh ngầm cho Phó trấn Huỳnh Công Lý theo dõi và kiềm bớt thế lực của Lê Văn Duyệt. Huỳnh Công Lý là cha của Huệ phi – người đang được vua sủng ái, cũng là kẻ tham tàn, hà hiếp dân đen, ăn cắp của công, bòn rút đồ cứu tế, đại diện cho bọn sâu dân mọt nước.
Tả quân Lê Văn Duyệt đã trừng trị thẳng tay, xử tử Huỳnh Công Lý trước khi vua kịp ban chiếu chỉ. Vua Minh Mạng căm tức vì Lê Văn Duyệt dám “qua mặt” mình, nhưng chưa vội bắt tội bởi còn cần ông trị an Gia Định. Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua mới ban 9 án tử và truyền xích mộ ông lại. Dù vậy, người dân đã tôn thờ, lập lăng, tưởng niệm ông. Trong vở có câu thoại đắt giá: “Pháp luật là ngọn roi nhỏ chỉ đánh vào tay chân chứ không dám đánh vào đầu. Nhưng với ta, ta đánh từ đầu đánh xuống”.
Xát muối vào lòng
Vở dựng theo phong cách chính kịch nên mạnh mẽ, uy vũ, nghiêm túc, đúng là bài học sử rất cần thiết cho lớp trẻ. Bên cạnh đó cũng có những nét mềm mại ẩn trong từng lời ca, điệu múa, tâm sự của nhân vật, khiến khán giả xem 2 tiếng rưỡi đồng hồ vẫn thú vị, cuốn hút như học được bài sử hấp dẫn, dễ nhớ. Thiết kế sân khấu hoành tráng nhưng lại giản dị, và chính nhờ sự không rườm rà ấy mà nổi bật lên những trang phục tuyệt đẹp.

H.K
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cả năm trước đã lặn lội ra Huế nghiên cứu trang phục, nhờ các nhóm văn hóa tư vấn, cung cấp tư liệu, và nhà thiết kế Ngọc Tuấn đã công phu sáng tạo ra mấy chục bộ trang phục nhà Nguyễn vừa chính xác về kiểu dáng, hoa văn, cũng vừa có cách điệu rất đẹp. Âm nhạc khiến người xem xao xuyến vì mang âm hưởng nhạc lễ, hát bội, cộng với vài điệu lý miền Nam gợi nhớ vùng đất Gia Định xưa.
Dàn nghệ sĩ của IDECAF thật xuất sắc, chọn đúng người đúng vai, diễn chuẩn mực. Đình Toàn vai Lê Văn Duyệt trông khá giống bức chân dung của Đức Ông, diễn ra thần thái của Đức Tả quân, vừa kiên định vừa ngọt ngào. Ngọt ngào với người bạn Trương Tấn Bửu (Quốc Thịnh) cùng chí hướng thương dân, cùng lăn lóc sa trường; với người vợ tuy không chăn gối nhưng đã thành tri âm tri kỷ. Nghệ sĩ Hoàng Trinh vai bà Đỗ Thị Phận đẹp và sang trọng trong từng cử chỉ, lời nói, đúng cốt cách trâm anh, gia giáo. Và Đại Nghĩa đã gây bất ngờ khi vào vai Huỳnh Công Lý. Anh thoát khỏi những vai hài quen thuộc, diễn rất giỏi, thể hiện một nhân vật phản diện nặng ký.
Không thể không nhắc đến Quang Thảo, một điểm nhấn không thua kém Đình Toàn. Trong vai vua Minh Mạng, Quang Thảo làm khán giả vừa lòng vì gương mặt sáng trưng đúng nghĩa chân mệnh thiên tử, vừa sâu sắc, bí ẩn, che giấu những chiêu trò của chính trị. Lê Văn Duyệt không chỉ đấu với Huỳnh Công Lý, với nạn tham nhũng, hành dân, mà còn đấu với vua, với cả một thể chế đã tạo ra những con sâu mọt đó. Minh Mạng đại diện cho thể chế ấy, và bi kịch của Lê Văn Duyệt là bi kịch của người tài, người dũng. Từng câu thoại như xát muối vào lòng khán giả, để lại bao suy nghĩ sâu sắc: “Vua cần ta nhưng không tin ta”, “Hãy để Lê Văn Duyệt lăn mình trong lửa đạn binh đao, còn Huỳnh Công Lý thì cứ ung dung ngồi hưởng lộc”, “Trận chiến này còn gian nan hơn xông pha nơi lằn tên mũi đạn”… Có lẽ đây cũng là những lời cảnh báo ngàn đời.
Hoàng Kim
GIẢNG DẠY

Các học phần giảng dạy tiêu biểu:
- Tổ chức sự kiện
- Đạo diễn sự kiện
- Viết kịch bản sự kiện
- Kỹ thuật biểu diễn
- Viết kịch bản chương trình Tuyên truyền cổ động
- Dàn dựng chương trình Tuyên truyền cổ động
- Dẫn chương trình, …
TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Luôn nêu cao tinh thần phục vụ cộng đồng nhất là đồng bào và trẻ em miền núi, vùng sâu vùng xa. Kết hợp việc thi kết thúc môn gắn với thực tế với nhiều hình thức phong phú, kết hợp truyền thông tuyển sinh. Góp phần đẩy mạnh truyền thông cho Khoa và Nhà trường, gắn kết học lý thuyết với thực tiễn, kết quả học tập với sự đóng góp cho cộng đồng. Từ chỉ đạo của lãnh đạo Khoa, bản thân đã cố vấn và cùng sinh viên tổ chức nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa thực tiễn có ý nghĩa với cộng đồng xã hội bằng hình thức biểu diễn nghệ thuật, gây quỹ thiện nguyện.






NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT
- Ngọn lửa Raglai (Chương trình giao lưu nghệ thuật và trao học bổng tại huyện Ninh Sơn – tỉnh Ninh Thuận 2016)
- Vui Tết HaViLa (Biểu diễn nghệ thuật, Tặng quà cho Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận dịp Tết 2016);
- Bay qua biển Đông (Chương trình nhằm kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân, năm 2016)
- Ấm Áp Đêm Đông (Chương trình diễn ra vào dịp Noel với các khách mời nổi tiếng 2016)
- Diễn viên điện ảnh triển vọng 2016
- Ga-la Xuân về trên nhà máy (Biểu diễn nghệ thuật, Tặng quà cho Công nhân Khu chế xuất Linh Xuân dịp Tết 2017);
- Hơi ấm Sài Gòn (Tặng quà, học bổng cho học sinh tại, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận năm 2017);
- Đạ Đờn – Hơi ấm trao em (Tặng quà và học bổng cho trẻ em tại xã Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng 2018);
- Đại ngàn khơi dòng yêu thương (Tặng quà và bình lọc nước cho trẻ em và đồng bào dân tộc tại Huyện Cát Tiên, Lâm Đồng 2018);
- Câu chuyện của những chiếc giày (Tặng quà cho bệnh nhân tại Làng phong Qui Hoà, Bình Định, năm 2018);
- Gọi tên ngày mới (Tại trại giam Phước Hoà, Tân Phước, Tiền Giang 2018);
- Phước Thái – Sáng mãi ân tình (Mang ánh điện về cung đường tử thần tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 2018);
- Ngược dòng ký ức (Chương trình ca ngợi truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống yêu nước và tuyên truyền cho SV thêm sự hiểu biết về Luật Nghĩa vụ quân sự, phải luôn trong tư thế sẵn sàng phụng sự cho Tổ quốc năm 2018);
- Xuân về trên đất biển Hà Tiên, năm 2018
- Trao lời yêu thương (Trao tặng cho các cụ già neo đơn và các em nhỏ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh năm 2019);
- Đầu sóng là tổ quốc (Tặng quà cho đồng bào nghèo, trẻ em, tuyên truyền về biển đảo tại Cam Lợi, Cam Ranh, Khánh Hoà 2019);
- Gọi yêu thương giữa đại ngàn (Xây nhà tình thương, tặng quà, học bổng cho trẻ em và quà cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Iagrang,huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai 2020);
- Biển gọi yêu thương (Tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo, Tuyên truyền bảo vệ môi trường biển tại Hàm Tiến, Mũi Né, Bình Thuận 2020);
- Bước chân phù sa (Xây nhà tình thương cho đồng vào nghèo, tặng học bổng cho trẻ em tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long 2020);
- Giữa lòng Miền trung (tặng quà cho các gia đình liệt sĩ và đồng bào Quảng Trị – Miền Trung nhân đợt bão lũ năm 2020);
- Nắng về trên Bon (tặng quà, áo lạnh, gạo…cho trẻ em và đồng bào dân tộc ở xã Đắk R’Moan, Gia Nghĩa, Đắk Nông 2020);
- Gửi nắng chút yêu thương (Xây nhà tình thương, tặng quà cho trẻ em và đồng bào nghèo tại xã Tân Hà, Đức Linh – Bình Thuận 2020);
- Mang nắng về bên em (Gây quỹ, tặng quà, đóng học phí, học bổng cho trẻ em mồ côi do Covid – 19 TP.Thủ Đức 2022);
- Sắc màu Darahoa (Trao quà cho đồng bào dân tộc, trao học bổng và quà học tập cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số 2022, Xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng);
- Đắk D’rông dệt khúc yêu thương (Tặng xe đạp, học bổng cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, tặng quà cho đồng bào Xã D’rôn, Huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông);
- Dệt tóc kết niềm tin (Gây quỹ, tặng quà cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Thủ Đức 2022);
- Một thời đẹp nhất (Gây quỹ, tặng quà tri ân lực lượng cựu Thanh niên xung phong tại TP.HCM 2023);
- Gọi biển xanh về (Tuyên truyền bảo vệ môi trường biển đảo, Bà Rịa -Vũng Tàu 2023);
- Chung kết cuộc thi ảnh Beside you (Gây quỹ hỗ trợ cho trẻ em bị bệnh gan, mật, tuỵ tại bệnh viện Nhi đồng 2)..v.v…
- Xuân về trên đất Phương Nam (Chương trình đánh dấu việc ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh với Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam năm 2019)
- Bản hùng ca tháng 7 (Biểu diễn nghệ thuật, giao lưu tặng quà cho Thương bệnh binh nặng, tại Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh Long Đất, năm 2019).
- Trung thu cho em (Biểu diễn giao lưu nghệ thuật, tặng nhà tình thương, trao quà cho trẻ em tại tỉnh Long An, năm 2022)
- A Thị – Chuyện miền đất đỏ (Biểu diễn giao lưu nghệ thuật, tặng khu sân chơi cho trẻ em, tặng thư viện, xe đạp, học bổng cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, tặng quà cho đồng bào tại huyện Krong Năng, Tỉnh Đắk Lắk, 2023.
- Âm Vang Chơ – Ro (Biểu diễn giao lưu nghệ thuật, tặng học bổng, quà cho trẻ em đồng bào dân tộc Chơ – Ro, tặng quà cho đồng bào Chơ – Ro, tại Xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai, năm 2023.
- Cư M’gar – Thắp lửa tri thức, (Biểu diễn giao lưu nghệ thuật, trao học bổng, tặng quà, xe đạp, bàn học… cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, tặng quà cho đồng bào tại huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk, 2023).
- Cầu vòng nhỏ (Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, tặng bàn học xây dựng lớp học tình thương cho trẻ em xóm nghèo, “xóm ve chai” trong Khu Thảo Điền, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh, Tết thiếu nhi 1/6/2023)
- Chung kết cuộc thi Ga la sinh viên cười mở rộng năm 2014
- Chung kết cuộc thi Ca khúc phim Việt, năm 2017
- Chung kết Liên hoan nhóm nhảy học sinh – sinh viên TP.HCM lần 1 “Dream Dance”, năm 2018
- Chương trình nghệ thuật “Ba nốt tình” năm 2018
- Chung kết Liên hoan nhóm nhảy học sinh – sinh viên TP.HCM mở rộng, “Time less Dance”, năm 2019
- Chương trình nghệ thuật “Xuân Tứ Linh” năm 2021
- Chung kết cuộc thi “Song Ca Vàng”, năm 2022
- Chương trình “Ngày hội sống trẻ”, năm 2016
GIẢNG DẠY
DIỄN XUẤT
Ngoài việc giảng dạy các học phần về Tổ chức sự kiện, đạo diễn Hoàng Duẩn còn đảm nhận các môn học về Kĩ năng diễn xuất, với các bài học rèn luyện từ ngôn ngữ giọng nói đến ngôn ngữ hình thể, cung cấp nền tảng kiến thức giúp cho các bạn sinh viên phá huy khả năng tự tin trên sân khấu và trước công chúng. Đặc biệt là phải nắm được kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác với bạn diễn một cách tốt nhất, lột tả mọi thứ qua biểu cảm và cách thể hiện của bản thân. Biết tạo sự chú ý, kết nối và thu hút người khác, có khả năng lắng nghe và xử lý tình huống, thể hiện bản lĩnh trước đám đông một cách năng động.



